Tổng công ty xi măng Việt NamTrường Trung cấp nghề kỹ thuật xi măng

0gio hang yeu thich 0
0 sản phẩm trong giỏ
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào

Chương trình nghề sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng (Sơ cấp)

Chương trình nghề sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng (Sơ cấp)
Ngày 31-10-2023 Lượt xem 42

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

 

Tên nghề đào tạo: Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp bậc 1

Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.

Số lượng mô đun đào tạo: 04

Số lượng tín chỉ: 11

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

I. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu tạo, nguyên  lý làm việc, các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đặc trưng của các thiết bị điện trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

+ Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của thiết bị điện

+ Phát hiện kịp thời một số sự cố, hỏng hóc cơ bản của thiết bị, dụng cụ làm việc trong phạm vi trình độ được đào tạo.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ được giao theo công việc.

+ Xử lý được một số sự cố, hỏng hóc cơ bản của thiết bị, dụng cụ làm việc trong phạm vi trình độ được đào tạo.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt được các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất xi măng.

+ Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, tổ sản xuất.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình.

+ Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

+ Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

+ Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;

+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

2. Cơ hội việc làm.

+ Có thể làm việc trong lĩnh vực sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện trong ngành xi măng nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo         : 03 tháng

- Thời gian học tập         : 13 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 310h

- Thời gian kiểm tra: 18h

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề    : 310h

- Thời gian học lý thuyết                             : 60h

- Thời gian học thực hành                           : 232h

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

 

Số

TT

 

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

 

Tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

(bài tập)

Kiểm tra

(LT hoặc TH)

MĐ01

Máy điện

2

45

15

27

03

MĐ02

Đo lường - Khí cụ điện

2

45

15

27

03

MĐ03

Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

3

60

30

26

04

MĐ04

Thực tập tốt nghiệp

4

160

 

152

08

 

Cộng

11

310

60

232

18

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Có nội dung chi tiết kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

- Phạm vi áp dụng: Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 1 Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng có thể tổ chức giảng dạy trực tiếp tại phân xưởng sản xuất hoặc ở cơ sở đào tạo.

- Chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 1, Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng gồm 04 Mô đun, người học phải học xong MĐ1, MĐ2 trước khi học các mô đun còn lại.

- Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này,  giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng người học trong từng bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các thao tác trên máy nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế;

 - Để giúp cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng người học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học;

- Kết thúc mỗi mô đun người học được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Tên nghề đào tạo: Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp bậc 2

Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.

Số lượng mô đun đào tạo: 09

Số lượng tín chỉ: 20

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

I. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Hiểu được cấu tạo, nguyên  lý làm việc, các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đặc trưng của các thiết bị điện trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

+ Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của thiết bị điện và nguyên nhân gây ra các sự cố thường gặp.

+ Phát hiện kịp thời những sự cố, hỏng hóc thiết bị, dụng cụ làm việc trong phạm vi trình độ được đào tạo.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ được giao theo công việc.

+ Xử lý được những sự cố, hỏng hóc thiết bị, dụng cụ làm việc trong quá trình sản xuất

+ Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt được các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất xi măng.

+ Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, tổ sản xuất.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình.

+ Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

+ Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

+ Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;

+ Phối hợp tổ chức với các đội công tác khác khi cần thiết.

+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

2. Cơ hội việc làm.

+ Có thể làm việc trong lĩnh vực sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện trong ngành xi măng nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo         : 06 tháng

- Thời gian học tập         : 26 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 620h

- Thời gian kiểm tra: 28h

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề    : 620h

- Thời gian học lý thuyết                             : 150h

- Thời gian học thực hành                           : 442h

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

 

Số

TT

 

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

 

Tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

(bài tập)

Kiểm tra

(LT hoặc TH)

MĐ01

Vật liệu điện

1

30

15

13

2

MĐ02

Đo lường điện

1

30

15

13

2

MĐ03

Khí cụ điện

1

30

15

13

2

MĐ04

Điện tử công nghiệp

1

30

15

13

2

MĐ05

PLC cơ bản

1

30

15

13

2

MĐ06

Máy điện

3

60

30

26

4

MĐ07

Truyền động điện

1

30

15

13

2

MĐ08

Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

3

60

30

26

4

MĐ09

Thực tập tốt nghiệp

8

320

 

312

8

 

Cộng

20

620

150

442

28

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Có nội dung chi tiết kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

- Phạm vi áp dụng: Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 2, Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng có thể tổ chức giảng dạy trực tiếp tại phân xưởng sản xuất hoặc ở cơ sở đào tạo.

- Chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 2, Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng gồm 09 Mô đun, người học phải học xong MĐ1, MĐ2 trước khi học các mô đun còn lại..

- Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này,  giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng người học trong từng bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các thao tác trên máy nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế;

 - Để giúp cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng người học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học;

- Kết thúc mỗi mô đun người học được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun.

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

Tên nghề đào tạo: Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

Trình độ đào tạo: Sơ cấp bậc 3

Đối tượng tuyển sinh: Người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học.

Số lượng mô đun đào tạo: 15

Số lượng tín chỉ: 29

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp

I. MỤC TIÊU CỦA KHÓA HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp.

- Kiến thức:

+ Trình bày được các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật đặc trưng của các thiết bị điện trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

+ Hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của các thiết bị điện sử dụng trong dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng.

+ Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của thiết bị điện và các hệ thống điểu khiển dây chuyên sản xuất.

+ Phân tích được các yếu tố gây ra các sự cố, giải thích được nguyên nhân gây ra và đề ra cách khắc phục đối với các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất xi măng.

+ Phát hiện kịp thời những sự cố, hỏng hóc thiết bị, dụng cụ làm việc trong phạm vi trình độ được đào tạo.

- Kỹ năng:

+ Sử dụng được các thiết bị, dụng cụ được giao theo công việc.

+ Xử lý tốt những sự cố, hỏng hóc thiết bị, dụng cụ làm việc

+ Sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt tốt các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất xi măng.

+ Lập được kế hoạch và các công việc triển khai công tác sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất xi măng.

+ Có khả năng giao tiếp, làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, tổ sản xuất.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình.

+ Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.

+ Có khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

+ Thực hiện công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường;

+ Phối hợp tổ chức với các đội công tác khác khi cần thiết.

+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

2. Cơ hội việc làm.

+ Có thể làm việc trong lĩnh vực sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện trong ngành xi măng nói riêng và ngành công nghiệp nói chung.

+ Có khả năng tự tạo việc làm;

+ Tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:

1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian đào tạo         : 09 tháng

- Thời gian học tập         : 39 tuần

- Thời gian thực học tối thiểu: 930h

- Thời gian kiểm tra: 46h

2. Phân bố thời gian thực học tối thiểu:

- Thời gian học các mô đun đào tạo nghề    : 930h

- Thời gian học lý thuyết                             : 225h

- Thời gian học thực hành                           : 659h

III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ THỜI GIAN:

 

Số

TT

 

Tên môn học, mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

 

 

Tín chỉ

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

(bài tập)

Kiểm tra

(LT hoặc TH)

MĐ01

An toàn lao động

1

30

15

13

2

MĐ02

Công nghệ sản xuất xi măng

1

30

15

13

2

MĐ03

Thiết bị sản xuất xi măng

1

30

15

13

2

MĐ04

Vẽ kỹ thuật

1

30

15

13

2

MĐ05

Vật liệu điện

2

30

15

13

2

MĐ06

Đo lường

2

30

15

13

2

MĐ07

Khí cụ điện

2

30

15

13

2

MĐ08

Điện tử công nghiệp

2

30

15

13

2

MĐ09

PLC cơ bản

1

30

15

13

2

MĐ10

Máy điện

3

60

30

26

4

MĐ11

Truyền động điện

1

30

15

13

2

MĐ12

Tự động hóa

1

30

15

13

2

MĐ13

Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng

3

60

30

26

4

MĐ14

Thực tập chuyên môn

4

160

 

152

8

MĐ15

Thực tập tốt nghiệp

8

320

 

312

8

 

Cộng

29

930

225

659

46

IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Có nội dung chi tiết kèm theo).

V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP:

- Phạm vi áp dụng: Chương trình mô đun này được sử dụng cho các khóa đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 3, Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng có thể tổ chức giảng dạy trực tiếp tại phân xưởng sản xuất hoặc ở cơ sở đào tạo.

- Chương trình đào tạo trình độ Sơ cấp bậc 3, Nghề Sửa chữa, lắp đặt thiết bị điện xi măng gồm 15 Mô đun, người học phải học xong MĐ1 ÷ MĐ6 trước khi học các mô đun còn lại..

- Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy mô đun này,  giáo viên cần được tập huấn về phương pháp giảng dạy theo mô đun; cần có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt; kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và hoạt động thực hành trên hiện trường của người học. Ghi rõ họ tên vào sản phẩm thực hành của từng người học trong từng bài học, để giáo viên tiện theo dõi và làm cơ sở đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác.

- Khi giảng dạy cần giúp cho người học thực hiện các thao tác, tư thế của từng kỹ năng chính xác, nhận thức đầy đủ vai trò, vị trí của từng bài;

- Các nội dung lý thuyết liên quan đến các thao tác trên máy nên phân tích, giải thích, thao tác phải dứt khoát, rõ ràng và mang tính thực tế;

 - Để giúp cho người học nắm vững những kiến thức cơ bản sau mỗi bài học phải giao bài tập cụ thể đến từng người học. Các bài tập chỉ cần ở mức độ trung bình phù hợp với phần lý thuyết đã học;

- Kết thúc mỗi mô đun người học được cơ sơ đào tạo tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đánh giá kết thúc mô đun.

Kết nối

HOTLINE

0989 298 866
zalo
zalo Tư vấn ngay Gọi điện